Là việc xác định, xem xét sự phù hợp của phương tiện đo so với yêu cầu pháp lý có đạt các chỉ tiêu kỹ thuật cụ thể hay không, kết quả do cơ quan kiểm định nhà nước xác định là đạt hoặc không đạt.Kiểm định mang tính chất bắt buộc đối với các phương tiện đo có trong "Danh mục các thiết bị bắt buộc kiểm định" theo quyết định số 13/2007/QĐ-BKHCN ngày 6/7/2007 của Bộ khoa học và công nghệ.
Áp kế là gì
Áp kế theo dõi trực tiếp áp suất phải đặt dễ nhìn thấy tại sàn phục vụ, mặt của áp kế nghiêng khoảng 300 khi đặt cao hơn tầm mắt.
Muốn áp kế làm việc với độ tin cậy, chính xác thì nó phải được thường xuyên kiểm tra, cân chỉnh định kỳ hoặc bất thường trong những trường hợp sau:
- Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.
- Trong quá trình hoạt động của thiết bị nếu thấy cần thiết.
- Khi thiết bị được kiểm tra vận hành và kiểm định định kỳ hoặc bất thường
-
-
-Áp kế cần kiểm định và áp kế chuẩn phải để trong phòng kiểm định một khoảng thời gian ít nhất 06 giờ để chúng đạt được nhiệt độ môi trường quy định tại mục 4.2. ĐLVN 08-2011
-
-Cân bằng ni vô (nếu có) và kiểm tra mức chất lỏng ở hệ thống tạo áp suất hoặc áp kế chuẩn, sau đó đẩy hết bọt khí ra khỏi hệ thống tạo áp
-
-Làm sạch đầu nối của áp kế cần kiểm định.
-
-Lắp áp kế cần kiểm định vào vị trí làm việc theo phương quy định (ghi trên mặt áp kế cần kiểm định). Độ lệch cho phép so với phương đã quy định là 5’.
-
-Đối với áp kế cần kiểm định không có ký hiệu phương lắp đặt sẽ lắp theo phương thẳng đứng.
-
-Quy trình kiểm định áp kế: ĐLVN 08-2011
-
-Kiểm tra bên ngoài
-
-Kiểm tra kỹ thuật
-
-Kiểm tra đo lường
-
-Xử lý chung sau khi kiểm định áp kế
-
-Áp kế kiểu lò xo đạt các yêu cầu quy định trong quy trình này được cấp giấy chứng nhận kiểm định, dán tem kiểm định.
-
-Áp kế kiểu lò xo không đạt một trong các yêu cầu quy định trong quy trình này thì không cấp giấy chứng nhận kiểm định đồng thời xoá dấu kiểm định cũ (nếu có).
Kiểm định Van an toàn là gì ?
Van an toàn là thành phần không thể thiếu trên mỗi thiết bị áp lực,van an toàn cần được kiểm định trong các trường hợp sau:
-Trước khi đứa thiết bị vào hoạt động,
-Trong quá trình hoạt động của thiết bị theo quy định của quy trình bảo dưỡng.
-Khi thiết bị được kiểm định định kì hoặc bất thường.
Các loại van an toàn
-Van an toàn kiểu lò xo: thường dùng nhất.
- Van an toàn kiểu đối trọng (quả tạ): chỉ dùng cho thiết bị đặt cố định.
- Van an toàn kiểu màng: thường dùng cho môi chất bột hoặc loại môi chất có khả năng kết dính, vón cục để tiến hành kiểm tra nghiệm thử. Khi áp suất đạt đến áp suất phá huỷ màng thì màng sẽ nổ, sau đó phải thay màng khác.
Muốn van an toàn làm việc với độ tin cậy, chính xác thì nó phải được thường xuyên kiểm tra, cân chỉnh định kỳ hoặc bất thường trong những trường hợp sau:
- Trước khi đưa thiết bị vào hoạt động.
- Trong quá trình hoạt động của thiết bị nếu thấy cần thiết.
- Khi thiết bị được kiểm tra vận hành và kiểm định định kỳ hoặc bất thường
Việc cân chỉnh van an toàn gồm những bước sau:
- Kiểm tra bằng mắt tình trạng kỹ thuật của van;
- Dùng khí (không khí nén, Nitơ) hoặc chất lỏng (nước, dầu chuyên dụng) nâng áp suất để kiểm tra áp suất tác động, áp suất đóng của van;
- Hiệu chỉnh cho phù hợp thực tế;
- Kiểm tra độ kín của van;
- Kẹp chì.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH LẮP ĐẶT ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT:
Kiểm tra đồng hồ áp suất
Khi tiến hành kiểm tra cần lưu ý đến:
Đồng hồ áp suất đã được kiểm định hay chưa ( Nếu thiết bị đã được kiểm định thì các bạn yên tâm).
Tình trạng hiện tại của đồng hồ áp suất có thiết bị lỗi hay không vì trong một lô hàng đôi khi có lẫn những cái bị lỗi.
Dải đo: Giá trị thang đo lớn nhất và nhỏ nhất; có phù hợp với ứng dụng đo hay không?
Việc kiểm tra trước khi lắp sẽ khiến bạn thấy an tâm cũng như tiết kiệm chi phí và thời gian trong trường hợp thiết bị lỗi.
Xác định vị trí lắp đặt
Độ rung chấn, nhiệt độ hay hóa chất là những tác nhân ảnh hưởng đến đồng hồ áp suất. Do vậy mà việc định vị chính xác vị trí để lắp đặt đồng hồ áp suất sao cho độ rung chấn nhiệt độ và hóa chất tác động lên thiết bị ở mức nhỏ nhất.
Với các máy móc có độ rung lớn cần phải chọn vị trí lắp đặt xa máy và kết nối bằng ống mềm chịu áp lực. Với các máy khi làm việc tạo ra nhiệt độ cao thì khi lắp đặt đồng hồ áp suất nếu cần có thể sử dụng các loại ống Xy-Pông để giảm nhiệt độ tác dụng lên thiết bị.
Với các máy khi làm việc trong môi trường hóa bụi khi lắp đặt đồng hồ áp suất nên đặt xa cách ly môi trường hóa chất hoặc sử dụng đồng hồ áp suất chất liệu Inox hay chống ăn mòn.
Tiến hành lắp đặt đồng hồ áp suất
Việc lắp đặt trở nên rất đơn giản tuy nhiên cần lưu ý:
Không nên tác dụng lực vào thân và mặt đồng hồ trực tiếp vì chúng gây móp méo và có thể làm bể mặt đồng hồ.
Dùng mỏ-lết hoặc cờ-lê để vặn từ từ và đều tay theo chiều ren của chúng. Tránh xoáy lệch chân ren.
Nên sử dụng cao su non (Teflon) hoặc keo để quấn vào chân ren của đồng hồ trước khi lắp nhằm đảm độ kín tốt nhất cho quá trình sử dụng.
Hãy liên hệ với NSETS ngay hôm nay:
Công ty TNHH Thiết bị và dịch vụ công nghệ Sao Phương Bắc
Địa chỉ : 42B5 Đường 30/4, Phường 9, TP Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Hotline: 0904 87 79 79